Thiết kế, thi công hệ thống điện

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triền của ngành điện công nghiệp, không thể không kể đến mảng thi công điện công nghiệp cho phân xưởng, các nhà máy lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh và chế biến công nghiệp. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về những hạng mục chính và quy trình thi công một hệ thống điện công nghiệp diễn ra như thế nào nhé.

Đặc trưng của ngành điện công nghiệp, đặc biệt trong mảng thiết kế và thi công điện công nghiệp không chỉ yêu cầu phải đảm bảo an toàn về điện trong suốt quy trình lắp đặt thi công mà còn phải đảm bảo đáp ứng tối đa hiệu suất sử dụng điện của doanh nghiệp.

Một nhà thầu thi công lắp đặt hệ thống M&E có thể thực hiện hệ thống điện cho nhiều loại hình công trình khác nhau chứ không chỉ gói gọn trong mảng nhà xưởng. Thông thường, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, resort, căn hộ tòa nhà, phòng sạch, kho lạnh bệnh viện hoặc các phân xưởng sản xuất…đều yêu cầu một hệ thống điện công nghiệp hoàn chỉnh gồm nhiều mảng như: hệ thống trữ đông, các phòng lạnh, kho lạnh, hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông gió, hệ thống điện chiếu sáng, trạm biến áp, các trạm dự phòng sử dụng máy phát điện và các mảng điện nhẹ như hệ thống âm thanh, tổng đài điện thoại, truyền hình vệ tinh…

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết một hạng mục riêng biệt, đó là hạng mục thi công điện công nghiệp dành cho đối tượng nhà xưởng sản xuất nhé.

Các Hạng Mục Trong Thi Công Hệ Thống Điện Nhà Xưởng

Hệ thống điện công nghiệp là tập hợp của các hệ thống điện nhỏ, phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hoặc chế biến. Lĩnh vực thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng công nghiệp thường được thực thi bởi đội ngũ kỹ sư chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm cũng như có trình độ chuyên môn cao trong các mảng như thi công hệ thống điện nước, lắp đặt các thiết bị điện, xây lắp hệ thống công trình, kỹ thuật thiết kế cũng như tích hợp hệ thống tự động hóa về điện trong các phân xưởng, tòa nhà hoặc các nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp lớn.

Quy Trình Lắp Đặt Hệ Thống Điện Nhà Xưởng

Trong mảng thi công hệ thống tự động hóa công nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện nhiều quy trình như sau:

  • Thi công, lắp đặt hệ thống điện điều khiển tự động cho nhà máy, nhà xưởng.
  • Thi công, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng.
  • Thi công, lắp đặt tủ điện động lực, tủ điều khiển, tủ bù hạ thế…
  • Thi công điện chiếu sáng nhà xưởng.
  • Thi công, lắp đặt thang máng cáp nhà xưởng.
  • Thi công, lắp đặt, tích hợp giải pháp cho hệ thống xử lý nước thải, nước cấp.

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết quy trình lắp đặt và thi công 2 mảng chính của điện công nghiệp, đó là:

Lắp đặt hệ thống thang máng cáp: hệ thống dây dẫn điện đi toàn bộ khu công nghiệp.
Lắp đặt tủ điện hạ thế: Gồm các loại như tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực.

Thi Công Hệ Thống Thang Máng Cáp:

Thang máng cáp là hệ thống bệ đỡ các đây động lực chính phân phối nguồn điện từ tủ chính đến các tủ cấp nguồn nhỏ. Thang máng lớn thường đỡ dây cáp nguồn cho máy móc sản xuất, máng cáp nhỏ thường được dùng đi dây kết hợp gắn đèn chiếu sáng. Những lưu ý khi lắp đặt thang máng cáp bao gồm:

Thang máng cáp chủ yếu được lắp đặt ở những tủ cáp nguồn chính: phân phối ra các tủ cáp nguồn nhỏ và ra các loại máy móc thiết bị có công suất lớn.

Chỉ dùng thang máng cáp cho nhà xưởng, không dùng chung với thang máng cáp cho tòa nhà: vì thang máng cáp cho nhà xưởng không đẹp nhưng chịu được sức tỏa nhiệt của dây dẫn cao hơn nhiều.

Thi công thang cáp theo quy trình: Xác định đường đi của thang, góc chuyển hướng, khu vực cần lên xuống trên đường đi của thang sau đó tiến hành treo ty. Khoảng cách treo ty rơi vào khoảng 1.3 đến 1.5m. Ty treo đỡ thang được khoan bắt thành hai hàng tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của thang.

Khi treo ty phải tính toán tới khoảng cách của thang và tường: để thuận tiện hơn cho việc đi co xuống tủ điện nhánh sẽ không phải nối thêm máng, cũng như không phải cắt bớt phần co máng vá tê. Những điểm nối của thang máng phải có dây tiếp địa liên kết giữa các thang với nhau.

Thi công máng: giống như thi công phần thang cáp treo ty: hai hàng đối với máng lớn (bề ngang 150cm trở lên), treo một ty với máng nhỏ (bề ngang nhỏ hơn 150cm). Khi treo ty phải lấy đường thẳng để khi lắp ráp phần máng cho thuận tiện không bị cong veo, nhất là đối với những máng nhỏ treo đèn chiếu sáng. Những điểm nối của máng phải có dây tiếp địa an toàn.

Phụ kiện của thang và máng gồm: Co chữ T, co máng, co lên, co xuống, co giảm, chữ T giảm, chữ T ngửa, chữ T úp và nối giảm.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT LINH MINH nhận thiết kế, thi công hệ thống điện các hạng mục:

  • Điện động lực điều khiển
  • Điện dân dụng
  • Điện công nghiệp
  • Điện chiếu sáng công cộng

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT LINH MINH
Địa chỉ: thôn Trung Thôn – Xã Đông Hội, Huyện Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại: 0983 972 003 – 0163 510 1974
Email: infolinhminhco@gmail.com
Website: linhminh.com.vn

Tin Liên Quan